Hướng dẫn cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản tại nhà

Tinh dầu bạc hà tại sao được nhiều người ưa thích? Nguyên liệu, cách làm tinh dầu bạc hà tại nhà? Nên mua hay tự chiết xuất tinh dầu bạc hà?

Bạc hà là loại thảo dược quý được ứng dụng làm nguyên liệu trong nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, làm đẹp, sức khỏe và công nghệ thực phẩm. Tinh dầu chiết xuất từ cây bạc hà hỗ trợ giảm chứng đau đầu, các bệnh hô hấp, giúp cải thiện tinh thần sảng khoái và phấn chấn cũng như lưu thông khí huyết và điều trị mụn hiệu quả. Vậy làm thế nào để chế tạo một lọ tinh dầu nguyên chất? Phương pháp chiết xuất ra sao? Hãy cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây của Tinh dầu Mangala. cach lam tinh dau bac ha

Vì sao tinh dầu bạc hà được nhiều người ưa chuộng? Công dụng?

Tinh dầu bạc hà là sản phẩm được chiết xuất từ các bộ phận của cây bạc hà (đặc biệt là lá) – một loại thảo dược sống lâu năm có vị the mát, dịu nhẹ. Với hương thơm sảng khoái và đặc tính hóa học gồm các chất có chức năng chống viêm, diệt khuẩn như Menthol, Menthone,… tinh dầu bạc hà đã được sản xuất và ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: 

  • Sức khỏe trị liệu.
  • Mỹ phẩm làm đẹp.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh hô hấp, viêm khớp, hội chứng kích thích ruột.
  • Hỗ trợ chăm sóc răng miệng.
  • Giảm buồn nôn, kích thích do dị ứng.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tạo hương thơm thư giãn, xua đuổi côn trùng xung quanh.

Chính vì những công dụng đa năng và hiệu quả trên, loại tinh dầu này ngày càng được nhiều người tiêu dùng yêu thích và sử dụng rộng rãi trong đời sống. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chiết xuất tinh dầu bạc hà

cach lam tinh dau bac ha

Lá bạc hà: khuyến khích chọn những lá có màu sẫm, cuống lá hơi héo vàng. Ngoài ra để thu được hàm lượng tinh dầu cao khi chiết xuất, lá bạc hà nên được thu hoạch trong khoảng thời gian từ khi cây ra nụ đến nở hoa. Vì đây chính là thời điểm hàm lượng tinh dầu trong lá cây đạt mức tối đa.

Lưu ý: Sau khi rửa sạch lá bạc hà, nên phơi lá ở nơi có bóng râm và trải đều thành lớp mỏng để tránh tình trạng bay hơi tinh dầu hoặc gây hỏng lá.

Xem thêm: Bí quyết làm trắng răng bằng dầu dừa hiệu quả

Các phương pháp tạo ra tinh dầu bạc hà

Phương pháp chưng cất

Phương pháp này phù hợp với quy trình sản xuất tinh dầu với số lượng lớn (1 tấn lá bạc hà sẽ chiết xuất được 2 lít tinh dầu).

cach lam tinh dau bac ha

Sơ đồ mô tả quy trình chưng cất tinh dầu bạc hà

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu: nồi cất, thùng làm lạnh (thùng ngưng), bình chứa và lá bạc hà (số lượng lớn).
  • Bước 2: Cẩn thận cho lá vào nồi cất, tránh để lá dính vào phần nước phía dưới và đậy kín nắp nồi.
  • Bước 3: Đun sôi nồi cất với nhiệt độ khoảng 1000 ºC, khi nước sôi vặn nhỏ lửa, hơi tinh dầu sẽ đi qua ống dẫn hơi để ngưng tụ thành giọt dạng lỏng ở thùng làm lạnh. 
  • Bước 4: Sử dụng bình hứng để thu lấy thành phẩm.

Lưu ý: Thành phẩm thu được sẽ tách thành 2 lớp riêng biệt: tinh dầu và nước. Vì thế, khuyến khích sử dụng van chiết để dễ dàng thu được lớp tinh dầu nguyên chất một cách dễ dàng hơn.

Phương pháp ngâm rượu

  • Bước 1: Chuẩn bị lọ thủy tinh có nắp, 300ml rượu trắng nồng độ từ 45-50 độ, 1 tấm vải lọc, cối nghiền và lá bạc hà (300 gram).
  • Bước 2: Rửa sạch lá bạc hà với nước và trải thành lớp mỏng để phơi khô 1-2 ngày ở nơi sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm ổn định, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào vì sẽ làm giảm đi chất lượng hoạt chất trong lá.
  • Bước 3: Cắt nhỏ lá sau khi phơi khô, cho vào cối nghiền và nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Cho phần lá đã nghiền trên vào lọ thủy tinh chứa 300 ml rượu đã chuẩn bị. Sau đó khuấy đều, đậy kín nắp lọ và đặt lọ tại nơi thoáng mát để không làm bốc hơi tinh dầu.
  • Bước 5: Sau khoảng 4 tuần ngâm trong lọ, dùng tấm vải lọc đã chuẩn bị trước để lọc bã lá (khuyến khích lọc nhiều lần để thu được tinh dầu nguyên chất). 
  • Bước 6: Cho phần tinh dầu nguyên chất vừa lọc được vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp, bảo quản nơi khô thoáng và tránh nóng và sử dụng dần.

Nên sử dụng tinh dầu bạc hà tự làm hay mua trên thị trường?

Việc lựa chọn tinh dầu bạc hà tự chiết xuất hay mua ở cửa hàng còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người. Vì thế, ta cần phân tích một số ưu và nhược điểm của từng hình thức để xác định được nhu cầu cá nhân, từ đó đáp ứng và sử dụng một cách hợp lý.

Tinh dầu bạc hà tự làm

  • Ưu điểm: Công đoạn không quá phức tạp, có thể tự mình điều chỉnh và chiết xuất tinh dầu theo mong muốn.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác về hàm lượng, nguyên liệu cũng như quy trình chiết xuất nhằm tạo ra tinh dầu đảm bảo về chất lượng. Vì thế một số trường hợp thiếu dụng cụ chuyên môn hay sai lệch trong quá trình chế tạo sẽ dễ gây giảm chất lượng sản phẩm.

Tinh dầu bạc hà mua trên thị trường

  • Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và công đoạn chiết xuất, dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại. Ngoài ra sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, nguồn gốc xuất xứ an toàn, vệ sinh nếu tìm mua tại các địa điểm phân phối uy tín.
  • Nhược điểm: Thị trường tinh dầu phát triển rộng rãi nên khó tránh khỏi việc mua phải các sản phẩm tinh dầu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Vì thế cần tìm những nơi bán uy tín để tránh trường hợp trên, dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe và tinh thần.

Mua tinh dầu bạc hà ở cửa hàng nào uy tín và chất lượng nhất?

Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công đoạn làm tinh dầu thì bạn có thể tham khảo mua tại các địa điểm uy tín và chất lượng, điển hình như Tinh dầu Mangala. 

Công ty được biết đến là thương hiệu vô cùng uy tín với hơn 40 năm kinh nghiệm trên thị trường sản xuất tinh dầu. Với dây chuyền sản xuất máy móc hiện đại kết hợp cùng các bí quyết gia truyền, phương pháp thủ công, Tinh dầu Mangala luôn tự hào mang đến khách hàng những sản phẩm chất lượng, độc đáo và uy tín nhất. 

Ngoài ra, sản phẩm đến từ thương hiệu còn vô cùng an toàn đối với người sử dụng vì có thành phần 100% nguyên liệu đến từ thiên nhiên và vô cùng thân thiện với môi trường.

Để được hỗ trợ mọi thắc mắc và nhu cầu về các sản phẩm tinh dầu, liên hệ ngay hotline 0931 558 228, website tinhdaumangala.com hoặc đến 316 Ông Ích Khiêm, Tân Chính, Thanh Khê, Đà Nẵng để nhận được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ Tinh dầu Mangala. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *