Trong cây đuổi muỗi trong nhà và cách chăm sóc cây

Bên cạnh các biện pháp đuổi muỗi dùng cho cá nhân: dùng bình xịt muỗi, kem thoa chống muỗi, dùng tinh dầu chống muỗi…Trồng cây đuổi muỗi trong nhà cũng là một biện pháp để xua đuổi muỗi, phòng ngừa bớt các loại muỗi đốt cho không gian sống của bạn.

Tại sao Trồng Cây đuổi được muỗi?

Muỗi và các loại côn trùng rất nhạy với một số mùi hương. Trong thiên nhiên, hương của một số nguyên liệu, cây cỏ tác động đến trực tiếp đến hệ thần kinh của muỗi. Các tác động này khiến muỗi và côn trùng mất phương hướng nên không định vị được vị trí người đến hút máu. Khi không thể kiếm được thức ăn, chúng tránh xa và không muốn lại gần nhà bạn nữa. Trồng cây gì đuổi muỗi trong nhà, trong phòng ngủ, phòng khách mời bạn tham khảo nội dung bên dưới:

Những loại cây đuổi muỗi tốt nhất:

1. Cây Sả (sả chanh hoặc sả java):

Trong các loại cây cho hương tinh dầu xua đuổi muỗi, mùi hương cây sả chanh có tác dụng đuổi muỗi tốt và cao nhất. Tinh dầu các loại sả có mặt trong hầu hết các sản phẩm chống muỗi dạng xịt hay dạng kem thoa bôi. Loài cây này thường mọc từng bụi ngoài vườn nơi có điều kiện nắng ấm, đầy đủ không khí. Không những để chống muỗi, loại cây dễ sống này còn phòng chống rắn tại vườn. Trồng một ít bụi sả trong vườn nhà còn để làm gia vị làm thức ăn hàng ngày cho gia đình bạn. Thật tiện lợi phải không nào?

Cây Sả: Loài cây cho mùi hương thơm nồng chữa bệnh - YouMed
Cây sả mọc từng bụi ưa nắng và ánh sáng. Bạn cũng có thể trồng cây sả trong chậu cảnh nhưng phải đảm bảo yếu tố này.

2. Cây Bạch Đàn Chanh (cây khuynh diệp):

Tinh dầu trích chiết từ lá bạch đàn chanh được ứng dụng nhiều vào các sản phẩm chống muỗi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng chống muỗi của tinh dầu lá khuynh diệp cao gấp nhiều lần các loại hóa chất công nghiệp DEET, Perthyrin, IR3535…Các hoạt chất này chính có trong hầu hết các sản phẩm chống muỗi thương mại hiện nay.

Cây bạch đàn chanh có thân gỗ, cây cao to, vỏ mềm. Một số giống cây trồng công nghiệp để lấy gỗ, một số giống cây trồng lấy tinh dầu từ lá để làm kinh tế ở nước ta.

Lá bạch đàn phơi khô 500 gam | Lazada.vn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hoạt chất chống muỗi cao nhiều lần so với các hóa chất công nghiệp có trong phổ biến các sản phẩm chống muỗi hiện nay.

3. Cây Tràm gió:

Nhiều người lầm tưởng Tràm Gió, cây Tràm Trà, cây Khuynh Diệp cùng một giống cây. Cây Tràm Gió mọc tự nhiên tại các khu vực miền trung Việt Nam. Huế, Quảng Trị, Quảng Bình là các vùng đất có rất nhiều giống cây này và cho tinh dầu có chất lượng tốt. Cây Gió có thân to và cây cao đến 35m. Cây dễ sống và mọc hoang ở vùng đất cát, nhiều nắng gió của khu vực này.

Tinh dầu Tràm gió có thành phần Cineol kháng khuẩn cao nên được sử dụng hỗ trợ chữa các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Tinh dầu chữa được các vết sưng, đau rát do vết thương côn trùng cắn. Nhiều lời khuyên mỗi gia đình nên có tinh dầu Tràm Gió trong nhà.

Tinh dầu Tràm Gió xua đuổi muỗi và các loại côn trùng khá hiệu quả.

Dùng máy khuyếch tán xông tinh dầu trong phòng ngủ để tiệt trùng, thanh lọc không khí để vệ sinh phòng ngủ phòng chống được nhiều bệnh nhiễm khuẩn
Dùng máy khuyếch tán xông tinh dầu tràm gió trong phòng ngủ để tiệt trùng, thanh lọc không khí để vệ sinh phòng ngủ phòng chống được nhiều bệnh nhiễm khuẩn

4. Cây Oải Hương ( Hoa Lavender):

Cây lavender tỏa hương thơm từ tinh dầu hoa với mùi thơm rất dễ chịu. Hương thơm dịu nhẹ này được dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm, nước hoa để làm chất tạo mùi cho sản phẩm. Mùi hương này tuy quyến rũ với con người nhưng lại là khắc tinh của muỗi khiến chúng không thể đến gần. Hiện nay rất nhiều sản phẩm chống muỗi dùng mùi hương hoa lavender hỗ trợ tác dụng xua đuổi muỗi trong các sản phẩm chống muỗi thương mại.

Hoa oải hương(Hoa Lavender): Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc - KHBVPTR
Hoa oải hương đẹp và mùi thơm quyến rũ lại đuổi muỗi khá tốt

Cây đuổi muỗi trong nhà:

Có một số cây có thể trồng được trong chậu có tinh dầu xua đuổi muỗi đến gần bạn. Bạn có thể trồng như cây cảnh trong nhà, trồng ở ban công hay ngoài hành lang để phòng chống muỗi đốt và thanh lọc không khí cho gia đình.

1. Cây Hương Thảo (cây dạ hương thảo):

Cây hương thảo dạng cỏ mọc thành bụi, cây có nhiều lá và cao khoảng 1-2m. Lá cây hương thảo nhỏ, dài từ 1-2cm và có mùi rất thơm. Mùi hương của cây hương thảo nồng nên có thể khuyếch tán mùi trong không gian rộng. Mùi thơm từ cây hương thảo dễ chịu, kích thích phát triển trí não giúp đầu óc minh mẫn, tăng tính tập trung làm việc. Tinh dầu hương thảo giúp kích thích phát triển trí não, giúp con người hoạt bát và làm việc tốt hơn.

Cây hương thảo có thể trồng trong chậu kiểng, không cần nơi quá nhiều nắng. Cây phù hợp trồng trong nhà, tiếp xúc vừa phải với ánh sáng và nắng. Đặt cây vào chỗ tối dễ làm đen lá và chết cây. Lá và rễ thân hương thảo không trữ nước nên trồng hương thảo bạn không nên tưới nhiều nước dễ gây úng và thối rễ cho cây.

Cây hương thảo thuận sống ở bóng râm trong nhà, trong văn phòng vừa chưng cảnh, trang trí nhà cửa. Mùi từ lá hương thảo tỏa ra không gian nhà bạn có tác dụng chỗng muỗi. Ngoài ra, mùi hương thảo làm phấn chấn thần kinh đem lại hiệu quả làm việc. Trong các loại cây cảnh chống muỗi trong nhà, hương thảo là loại cây được khuyên dùng nhiều nhất do điều kiện sống phù hợp lại có hiệu quả tốt.

Giá cây hương thảo từ trên dưới một trăm nghìn đồng/cây và có thể làm chậu cảnh trang trí

2. Cây Bạc Hà:

Hương thơm từ lá Bạc hà không những xua đuổi muỗi, côn trùng còn khiến những loại gián, kiến, ong, chuột…tránh xa. Cây bạc hà có thân thảo, cây chỉ cao tầm khoảng 60-80cm, lá có vị cay, the mát. Tinh dầu cây bạc hà có chứa chất menthol hàm lượng lớn và thành phần có kháng khuẩn cao.

Cây bạc hà nhỏ bạn có thể trồng được trong chậu. Tuy nhiên loại cây cần nhiều nắng và ánh sáng nên bạn nên trồng tại ban công, ngoài cửa sổ. Cây không phù hợp trồng trong nhà chỗ thiếu ánh sáng và nắng.

Cách Trồng Bạc Hà Bằng Nước Thay Vì Dùng Đất Truyền Thống | Cooky.vn
Lá bạc hà có thể xua đuổi được muỗi, bọ, chuột, kiến….Cây trồng cần chỗ nhiều ánh sáng và nắng.

3. Cây Húng Huế:

Cây húng quế thuộc họ bạc hà có vị cay, có mùi thơm và thường được dùng làm gia vị. Cây chứa nhiều thành phần kháng khuẩn nên được ứng dụng điều chế trong thành phần của nước súc miệng và một số thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm.
Cũng giống như cây bạc hà, húng huế là cây có thân nhỏ có thể trồng trong chậu nhưng phải có nhiều nắng. Vì vậy bạn không được trồng cây húng huế hẳn trong nhà ở chỗ có nhiều bóng râm dễ làm chết cây.
Húng Tây ( Basil ) Rau Củ Đà Lạt Sạch Deli Hà Nội
Cây húng huế là loài cây ưa nắng và nhiều ánh sáng. Trồng loại cây này tại ban công, bệ cửa nơi có nhiều ánh sáng.
4. Cây Tía Tô: 
Thuộc giống cây bạc hà, tía tô là cây thân thảo. Cây mọc theo bụi có tính ấm, vị the cay…Và là một trong những cây có tác dụng xua đuỗi muỗi và côn trùng nhờ hương tinh dầu chủ yếu từ lá cây.

Bạn trồng cây húng quế ở trong chậu với lá có màu đỏ tím, đẹp. Bạn có thể trồng cây trong chậu để làm cảnh. Lá tía tô dùng làm gia vị ăn ngon miệng, phù hợp ăn kèm với một số món nướng. Không trồng cây chỗ ít nắng và ánh sáng.

18 tác dụng của lá tía tô với sức khỏe và làm đẹp
La tía tô vừa đuổi được muỗi vừa làm gia vị cho bữa ăn gia đình

5. Cây Đinh Hương:

Cây đinh hương phù hợp khí hậu miền bắc và miền trung nước ta. Cây đinh hương có vị cay, tê, mùi thơm mạnh từ tinh dầu và tính ấm. Đinh hương không những được làm gia vị mà còn dùng trong dược liệu chữa được nhiều bệnh.

Mùi thơm của cây đinh hương có thể lan tỏa và xua đuổi được muỗi, côn trùng. Cây đinh hương cũng không ưa bóng râm và cần chỗ đủ ánh sáng và nắng.

Đinh hương là gì? 12 tác dụng của đinh hương với sức khỏe và cách chọn
Nụ và hoa cây đinh hương có mùi thơm nồng không những làm gia vị mà còn tỏa hương xua đuổi được muỗi, côn trùng

6. Cây Tùng Thơm:

Cây tùng thơm có hương thơm tỏa mùi và có thể xua đuổi được loại côn trùng hay muỗi. Loại cây có hình dáng dễ thương, màu xanh mát mắt và hương thơm lan tỏa dễ chịu, làm tinh thần thoải mái.

Cây tùng thơm có thể trồng trong nhà, chưng làm cảnh và tác dụng xua đuổi muỗi cũng khá tốt. Đây là loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng với hình dáng bắt mắt và toát ra hương chanh thoang thoảng rất dễ chịu, giúp tinh thần thoải mái, giảm nhức đầu.

Xinh Garden] Cây Tùng Thơm Để Bàn (Đã bao gồm: Chầu + Đá) | Shopee Việt Nam
Cây tùng thơm có hình dáng đẹp, trồng trong nhà không những xua đuổi muỗi mà còn để trang trí cho ngôi nhà bạn

7. Cây ngũ gia bì:

Ngũ bì là một loại cây nhỏ thân ngắn xinh xắn thường được giới văn phòng trồng làm cảnh trang trí. Cây có hương thơm nhẹ nhàng có thể xua đuổi được muỗi và côn trùng. Ngoài ra, cây còn có nhiều tác dụng tốt để làm dược liệu: hỗ trợ chữa trị những bệnh kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tăng trí nhớ…

Một loại cây vừa để trang trí, vừa chống được muỗi lại có nhiều tác dụng tốt khi cần quả là cần thiết cho bạn đúng không nào!

Trồng cây đuổi muỗi trong nhà – những điều cần lưu ý:

Cây đuổi muỗi nhờ tác động bởi hương thơm từ các bộ phận của cây. Tinh dầu tỏa ra chủ yếu từ lá và thân cây phát tán vào không khí xua được các loại muỗi và côn trùng. Ngoài ra những loại cây trồng này còn có thêm tác dụng để trang trí và thanh lọc không khí. Tuy nhiên khi trồng cây đuổi muỗi bạn cần lưu ý một số điều sau:

Chăm sóc cây đuổi muỗi:

Ánh sáng và nắng:

Trồng cây đuổi muỗi trong nhà bạn có thể trồng trong chậu nhỏ và đặt ở một số vị trí phù hợp. Tùy thuộc cây bạn lựa chọn là cây gì mà có cách chăm sóc cho phù hợp. Theo trên, loại cây trong nhà ít cần ánh sáng và nắng bạn chỉ có chọ cây hương thảo là phù hợp nhất. Vì vậy loại cây này bạn có thể đặt ở một số nơi cầu thang, phòng ngủ, phòng khách..không cần quá nhiều sáng nhưng không được đặt cây chỗ tối dễ làm chết cây. Những loại cây khác: cây bạc hà, cây húng huế, cây tía tô…là những cây ưa nắng và ánh sáng nên địa điểm thích hợp nhất để trồng cây là bệ cửa sổ, ban công nhà….

Tưới nước cho cây:

Tuy vào loại cây gì mà lượng nước bạn tưới cho cây phù hợp. Thông thường các loại cây đuổi muỗi trong nhà được trồng trong chậu nhỏ nên bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ, không nhiều. Thời tiết mùa hè, bạn cần tưới cây 2 lần/ngày và 1 lần/ngày vào mùa đông để đảm bảo độ ẩm vừa đủ. Để dễ dàng vệ sinh và để nước thoát nếu thừa, bạn nên chọn loại chậu có đĩa đế bên dưới.

Cách tưới cây cảnh đúng cách để cây luôn xanh tươi

Cung cấp chất đinh dưỡng định kỳ cho cây:

Lượng phân bón phù hợp sẽ giúp cây phát triển tốt và sống lâu. Bón quá ít phân cây không đủ chất dinh dưỡng, nếu bón quá nhiều cây cũng dễ chết. Thông thường, cây trong nhà bạn thường bón với tỉ lệ 5% phân tổng hợp. ngoài ra bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng nước vo gạo hoặc xác trà thường xuyên cho cây.

Trồng cây đuổi muỗi trong nhà bạn nên hạn chế phun thuốc trừ sâu vì ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cây có biểu hiện của sâu bệnh, đầu tiên bạn nên dùng cồn lau sạch lá, gốc cây. Sâu đó bạn mới sử dụng các loại thuốc hữu cơ để trừ sâu bệnh.

Tác dụng của phân bón đối với cây trồng và đất - Agri.vn
Bón phân cho cây vừa đủ và thường xuyên giúp cây phát triển tốt

Cắt tỉa, vệ sinh cây cảnh trong nhà:

Cây đuổi muỗi trong nhà bạn thường xuyên để ý chăm sóc cho cây. Cắt tỉa lá và xén bớt rể để cây không phát triển quá tốt dễ làm nứt chậu. Cây được gọn gàng, thanh thoát, sạch sẽ tránh được lũ sâu bọ, muỗi lại có chỗ trú ngụ, sinh sống. Để cây lá quá rậm rạp đôi khi làm phản tác dụng chống muỗi mà bạn mong muốn. Các cành lá già, héo làm tăng mầm bệnh cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cùng với việc cắt tỉa cành lá, bạn cần dùng vải mềm lau sạch lá bám bụi bẩn để cây được tươi xanh, phát triển tốt. Khi vệ sinh cho cây, bạn nhớ mang thêm bao tay để bảo vệ da tay và sức khỏe cho cơ thể bạn.

Chăm sóc cây cảnh trong nhà xanh tươi mang lộc cho gia đình- Vuoncayhoabinh.com
Cắt tỉa, chăm sóc cây thường xuyên cho cây phát triển tốt

Hỗ trợ các biện pháp chống muỗi khác:

Đặc điểm chống muỗi bằng cách trồng cây là tỏa mùi hương thơm từ cây để muỗi tránh xa. Mùi thơm này có trong tinh dầu của lá, cành…hay các bộ phận của thân cây. Mùi hương tỏa ra tốt, mạnh mẽ khi phóng thích được lượng tinh dầu này trực tiếp. Tuy nhiên cây xanh trồng lượng dầu này chỉ tỏa ra tự nhiên một phần nên hương thơm không nhiều như tinh dầu nguyên chất. Vì vậy tác dụng chống muỗi chỉ có trong phạm vi gần cây chứ không thể lan rộng khắp không gian. Để chống muỗi trong phòng hiệu quả hơn, bạn cần thêm một số biện pháp chống muỗi tự nhiên khác từ nguồn thiên thiên an toàn.

Dùng tinh dầu để chống muỗi là cách được khuyên dùng nhiều nhất hiện nay áp dụng cho không gian phòng. Xông tinh dầu nguyên chất các loại: sả, oải hương, khuynh diệp, tràm gió…hạn chế được muỗi khá hiệu quả.

Để bảo vệ muỗi một cách trực tiếp trên cơ thể cho bạn và người thân, bạn nên dùng các sản phẩm sau:

  • Dung dịch xịt chống muỗi tinh dầu
  • Sáp chống muỗi bôi trực tiếp

Tìm hiểu các loại sản phẩm bên dưới:

Sản phẩm Chống Muỗi Tinh Dầu

khi bạn cần tư vấn thêm nữa các biện pháp và sản phẩm chống muỗi, vui lòng liên hệ thông tin sau:

Website: https://tinhdaumangala.com/

316 Ông Ích Khiêm, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng

Hotline: 0931528628

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *