Dầu hướng dương có tốt không? Dầu hướng dương là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt hoa hướng dương, giàu vitamin E rất tốt cho tim mạch và sức khỏe con người.
Dầu hướng dương hay còn gọi là dầu hạt hướng dương thường được biết đến rất giàu vitamin E và chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng nhiều dầu hướng dương sẽ gây một số tác hại cho cơ thể. Trong bài viết này, tinh dầu Mangala sẽ chia sẻ đến các bạn những lợi ích mà dầu hướng dương mang lại cho sức khỏe, mời các bạn cùng theo dõi.
Các loại dầu hướng dương
Dầu hướng dương gồm bốn loại đều được làm từ hạt hướng dương và được lai tạo để tạo ra thành phần axit béo khác nhau. Hàm lượng cao trong axit béo không no gồm 68% axit linoleic, mid-oleic (có 65% axit oleic) và axit stearic (với 72% axit oleic).
Axit linoleic hay được gọi là omega-6 và axit oleic hay còn gọi là omega-9 đều là các axit béo không no. Cả 2 axit này là nguồn năng lượng cho cơ thể cũng như tạo ra thêm sức mạnh cho các mô và tế bào.
Một số loại dầu hướng dương còn chứa lượng axit stearic cao. Đây là một loại axit béo không no và luôn ở trạng thái rắn khi ở nhiệt độ phòng được dùng trong quá trình chế biến thực phẩm.
Thành phần dinh dưỡng chính trong dầu hướng dương
Chất dinh dưỡng chủ yếu có trong dầu hướng dương là Vitamin E – một chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong chất béo góp phần bảo vệ các tế bào không bị tổn thương khi tuổi tăng lên. Ngoài ra, dầu hướng dương còn chứa các thành phần axit béo khác nhau như axit linoleic (chất béo không bão hòa đa) và axit oleic (chất béo không bão hòa đơn).
Theo nghiên cứu từ chuyên gia, hai thành phần axit này có thể làm tăng cường cấu hình axit béo trong cơ thể. Đồng thời, Axit linoleic cũng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Việc sử dụng dầu hướng dương thay thế cho chất béo động vật cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Loại tinh dầu thực vật này có hàm lượng cao các loại axit béo không no khác nhau như linoleic, mid oleic và olein. Mỗi loại tuy khác nhau về lượng chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa nhưng lợi dịch dinh dưỡng của chúng đều như nhau.
Tinh dầu này còn là một trong những thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ được sử dụng trong việc nấu ăn mà còn làm thành phần trong các loại mỹ phẩm làm đẹp,… Lưu ý, dầu hướng dương không có các chất như protein, carbs, cholesterol và natri.
Sự khác biệt về thành phần axit béo của ba loại dầu hướng dương được dùng để chế biến tại nhà (1 muỗng canh tương đương 15ml) được tóm tắt bằng bảng dưới đây. Cụ thể:
Thành phần chất béo | Hàm lượng linoleic cao | Hàm lượng oleic trung bình | Hàm lượng oleic cao |
Calo | 12 | 12 | 12 |
Chất béo | 14 gam | 14 gam | 14 gam |
Chất béo no | 1 gam | 1 gam | 1 gam |
Chất béo không no có một nối đôi | 3 gam | 8 gam | 11 gam |
Chất béo không no có nhiều nối đôi | 9 gam | 4 gam | 0.5 gam |
Lợi ích mà dầu hướng dương mang lại cho sức khỏe
Tốt cho tim mạch
Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa dầu hướng dương vào danh sách là một trong những loại dầu có chất béo bão hòa chiếm tỉ lệ ít và chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe hơn. Loại dầu thực vực này có thể thay thế chất béo rắn (gồm bơ và bơ thực vật) trong bữa ăn của bạn, giúp ngăn chặn được các bệnh liên quan đến tim mạch.
Sử dụng dầu hướng dương cũng có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính. Chất béo không bão hòa có trong dầu hướng dương được chuyển hóa tốt ở gan giúp cải thiện cholesterol có trong máu. Ngoài ra mức độ cholesterol được giảm bớt đồng thời tăng hàm lượng HDL chứa cholesterol tốt có thể giúp người sử dụng giảm các bệnh tim mạch.
Xem thêm: Dầu thảo dược
Thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Theo một số nguồn tin, dầu hướng dương có thể còn mang đặc tính nhuận tràng – giúp cải thiện hệ tiêu hóa khi sử dụng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói về lợi ích này của dầu hướng dương.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Dầu hướng dương có tác dụng cải thiện sức khỏe cho răng miệng. Không những giúp làm giảm viêm nướu liên quan đến các mảng bám mà còn có thể kháng khuẩn chống lại C.albicans (nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng ở người).
Giúp chống ung thư
Trong một nghiên cứu về mô hình khối u da chuột, dầu hướng dương đã giúp bảo vệ 40% và ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải tiếp tục nghiên cứu dầu hướng dương để thiết lập các đặc tính hóa học của nó lên đa dạng các loại bệnh bệnh ung thư khác.
Chống viêm tốt
Dầu hướng dương có tác dụng ngăn ngừa tổn thương dạ dày do thuốc chống viêm không chứa steroid (hay gọi là NSAID) gây ra. Loại dầu này còn thường được sử dụng để làm giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc indomethacin (một lai thuốc chống viêm non-steroid dùng để hạ sốt và giảm đau).
Điểm đặc biệt khác của dầu hướng dương là chứa nhiều axit béo omega-6 có tác dụng sản sinh ra một số chất chống viêm cho cơ thể khi sử dụng.
Giúp trị mụn tốt
Dầu hướng dương được biết đến là một loại dầu thực vật giàu vitamin E và còn có tác dụng như một chất oxi hóa mạnh trong cơ thể, điều này giúp cải thiện được sức khỏe của làn da, tái tạo lại các tế bào da và làm cho làn da có khả năng chống lại các phản ứng oxi hóa giúp điều trị mụn trứng cá.
Hơn thế nữa, Axit linoleic trong dầu hướng dương còn góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi hàng rào bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Hướng dẫn xông mặt bằng tinh dầu để chăm sóc da
Điều trị bệnh chàm
Ngoài tác dụng chống viêm, dầu hướng dương còn có thể cải thiện hàng rào bảo vệ da giúp làn da ngày càng khỏe mạnh hơn.
Hàm lượng vitamin E cao trong dầu hướng dương hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng (bệnh chàm). 96 bệnh nhân bị bệnh chàm sau thời gian uống đã có những cải thiện rõ rệt về gần như tình trạng được giảm đi rất nhiều. Đồng thời, loại dầu này còn có thể giúp điều trị khi da khô (một trong những triệu chứng của bệnh chàm).
Tác dụng phụ của dầu hướng dương là gì?
Có thể xảy ra một số vấn đề khi mang thai và cho con bú
Trong quá trình mang thai và cho con bú, việc sử dụng dầu hướng dương giúp bảo tồn được hàm lượng vitamin A có trong sữa mẹ có lợi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cần giảm liều lượng ăn vào vì axit béo omega-6 trong dầu có thể không tốt với lượng axit béo omega-6 có trong cơ thể.
Các triệu chứng tiểu đường có thể nghiêm trọng hơn
Do hàm lượng axit linoleic trong dầu hướng dương nên cơ thể có thể tăng mức độ đường huyết và insulin lúc đói và cũng làm tăng lượng mỡ trong máu sau bữa ăn. Vì vậy, hãy tránh xa dầu hướng dương nếu bạn đang bị tiểu đường.
Gây ra dị ứng
Nếu cơ thể dị ứng với các loại cây như ragweed, hoa cúc và cúc vạn thọ, có khả năng cao bạn sẽ bị dị ứng với dầu hướng dương.
Nếu như bạn vẫn còn phân vân khi lựa chọn nơi mua dầu hướng dương thì thương hiệu tinh dầu Mangala sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, Mangala tự tin sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm an toàn và chất lượng nhất.
Bài viết trên đây, tinh dầu Mangala đã chia sẻ về các lợi ích cho sức khỏe mà dầu hướng dương mang lại. Tuy nhiên bên cạnh đó, nó vẫn có một số tác dụng phụ cần lưu khi sử dụng. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn khi muốn tham khảo để sử dụng dầu hướng dương.