Nến thơm được tạo ra từ những thành phần tự nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo ra không gian thư giãn và khuấy động cảm xúc cho các buổi tiệc, dịp kỷ niệm, hoặc thậm chí chỉ trong những khoảnh khắc riêng tư. Nguyên liệu làm nến thơm thường là những sản phẩm hữu cơ, tinh dầu thiên nhiên,… hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, để đốt nến thơm một cách an toàn và hiệu quả, chúng ta cần sử dụng dụng cụ đèn đốt nến thơm. Đèn đốt nến thơm thường có thiết kế đẹp mắt và chất liệu chất lượng để tạo nên một trải nghiệm thú vị không chỉ cho việc tạo mùi hương mà còn cho thẩm mỹ của không gian sống.
Nguyên Liệu Làm Nến Thơm
Các loại sáp:
Sáp nến, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra những chiếc nến thơm đầy quyến rũ, đa dạng với độ nóng chảy, đặc điểm phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về những loại sáp nến phổ biến nhất:
- Sáp đậu nành:
Sáp đậu nành là loại sáp được làm từ dầu đậu nành đông cứng ở nhiệt độ phòng, thông qua quá trình hydro hóa. Điều này đồng nghĩa với việc thành phần của sáp chứa các hợp chất tự nhiên và không chứa các chất gây ô nhiễm môi trường. Với độ nóng chảy khoảng 45°C đến 50°C, sáp đậu nành thường được sử dụng để sản xuất các loại nến thơm handmade.
- Sáp paraffin:
Sáp paraffin được sản xuất từ dầu mỏ và có khả năng tạo ra bề mặt nến mượt mà và sáng bóng. Có mức độ nóng chảy khoảng 60°C đến 65°C. Ta có dễ dàng tìm mua và có giá thành rẻ hơn so với nhiều loại sáp khác. Tuy nhiên, khi đốt nến thơm làm từ sáp paraffin, lượng bồ hóng (bụi mịn có các cacbon không tinh khiết) thải ra luôn cao hơn, gây ám khói đen và không tốt cho sức khỏe. Thường được sử dụng cho mục đích trang trí hơn là tạo mùi hương.
- Sáp ong:
Sáp ong có mùi thơm tự nhiên và tính kháng khuẩn cao. Sáp ong được khai thác từ chính tổ ong tự nhiên. Nến làm từ sáp ong tự nhiên không cần nhuộm màu và tẩm hương liệu thơm mà đã mang mùi mật ong nhẹ nhàng và ánh nến sáng vàng ấm, có khả năng làm sạch không khí.
- Sáp cọ:
Sáp cọ được tạo ra bằng cách tách axit béo từ dầu cọ dưới nhiệt độ và áp suất cao. Với độ nóng chảy khoảng 49°C đến 50°C, đây là sáp 100% tự nhiên và có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường. Sáp cọ giữ màu tốt và độ bóng cao, thường được sử dụng để sản xuất nến thơm với chất lượng cao.
- Sáp gel:
Sáp gel là sản phẩm được tạo từ polymer acrylic và chứa các hợp chất tổng hợp. Với độ nóng chảy thấp, sáp gel thường được sử dụng để sản xuất các loại nến có hình dạng độc đáo và nến trang trí. Nó giữ màu tốt và độ bóng cao, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trong thế giới của nến thơm.
Bấc nến (tim nến):
Tim nến là nguyên liệu không thể thiếu để giúp bắt, dẫn và giữ lửa để nến thơm có thể duy trì sự cháy của mình trong quá trình đốt. Nhưng loại bấc nến phổ biến trên thị trường bao gồm:
- Bấc nến cotton: Là loại được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường hiện nay bởi giá thành hợp lý, dễ tìm mua và dễ dàng gia công.
- Bấc nến gỗ: Giá thành cao nên chỉ được sử dụng hạn chế trong các loại nến tầm cao cấp
- Bấc nến chì: Bởi tính chì không tốt cho sức khỏe người sử dụng nên loại bấc này được sử dụng rất hạn chế, thường gặp trong các lọai nến rẻ tiền.
Tinh dầu thơm:
Tinh dầu thơm, là thành phần chính tạo nên hương thơm đặc trưng của từng loại nến được chiết xuất từ những mùi thơm từ thiên nhiên. Ta thường thấy những loại tinh dầu phổ biến như lavender, cam, bạc hà, quế, sả, chanh…
Khi làm nến thơm, việc pha trộn tinh dầu thơm là một nghệ thuật. Bạn có thể thử nghiệm và kết hợp các loại tinh dầu để tạo ra một mùi hương độc đáo và phù hợp với sở thích của bạn. Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo đong đếm tỷ lệ tinh dầu thơm một cách cẩn thận khi trộn với sáp để đảm bảo rằng nến có độ đặc vừa phải để tỏa hương một cách tốt nhất.
Vật dụng đựng nến:
Việc lựa chọn vật đựng nến là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm nến thơm. Vật dụng này không chỉ đảm bảo sự an toàn mà còn ảnh hưởng đến sự hoàn thiện và thẩm mỹ của sản phẩm cuối cùng. Các nguyên liệu phổ biến thường được lựa chọn là thủy tinh, cốc xi măng… bởi tính an toàn, chịu nhiệt và dễ tìm.
Khi lựa chọn vật đựng nến, ngoài việc chọn chất liệu an toàn, chịu nhiệt, và có độ dày cao, bạn cũng nên xem xét về kích thước, hình dáng và phong cách để tạo ra một chiếc nến thơm hoàn hảo và phù hợp với không gian của bạn.
Đồ trang trí nến:
Đồ trang trí nến thơm không chỉ làm cho sản phẩm trở nên đẹp mắt hơn mà còn thể hiện gu thẩm mỹ, thể hiện phong cách cá nhân của người dùng.
- Hoa khô: Hoa khô là một trong những nguyên liệu trang trí phổ biến nhất để tạo ra những chiếc nến thơm đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng hoa khô để trang trí bề mặt nến hoặc đặt chúng bên trong nến để tạo ra màu sắc tuyệt đẹp
- Lá khô: Lá khô từ các loại cây thơm như oải hương, bạc hà, hương thảo, và nhiều loại cây khác cũng là lựa chọn tuyệt vời để trang trí nến thơm.
- Vỏ cam và quả bưởi khô: Sau khi được sấy khô, chúng có thể được sử dụng để trang trí bề mặt nến hoặc đặt bên trong nến để tạo ra mùi hương tươi mát và sảng khoái. Mùi hương của vỏ cam và quả bưởi khô thường được đánh giá cao vì nó mang lại cảm giác sạch sẽ và tỉnh táo.
Khi sử dụng đồ trang trí nến thơm, bạn có thể tự do kết hợp và sáng tạo để tạo ra những sản phẩm thật sự độc đáo và phù hợp với sở thích của bạn.
Dụng cụ làm nến thơm:
Việc sử dụng dụng cụ và thiết bị bảo vệ thích hợp là rất quan trọng khi bạn đang thực hiện quy trình làm nến thơm.
- Dụng cụ: Bao gồm nồi, bếp, thìa, nến và bình nến. Bạn lưu ý chọn những dụng cụ có chất lượng cao để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Phụ thuộc vào quy mô và số lượng mà có thể cân chỉnh kích thước dụng cụ cho phù hợp.
- Thiết bị bảo vệ: Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ đơn giản như găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ để đảm bảo an toàn cho tay và mắt của mình.
Xem thêm: 6+ cách làm nến thơm handmade đơn giản, dễ thực hiện
Đèn đốt nến thơm là gì? Công dụng đèn đốt nến thơm:
Đèn đốt nến thơm là một công cụ thay thế cho bật lửa truyền thống, được thiết kế để thay thế bật lửa châm nến tan chảy và tỏa hương. Khi bạn sử dụng đèn này, nó sẽ tạo ra nhiệt độ ở mức đủ để làm cho sáp nến chảy dưới dạng lỏng và giúp hương thơm của nến hoàn toàn tỏa ra trong không gian.
Công dụng của đèn đốt nến thơm:
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Một trong những công dụng quan trọng nhất của đèn đốt nến thơm là đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng nến thơm. Việc thay thế bật lửa bằng đèn đốt nến giúp loại bỏ nguy cơ quên tắt nến hoặc tạo ra hỏa hoạn nếu nến vẫn còn cháy. Điều này đặc biệt hữu ích cho những ai “não cá vàng”
- Tăng tính thẩm mỹ cho không gian: Đèn đốt nến thơm được thiết kế với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với gu thẩm mỹ của mình và sử dụng nó như một phần của trang trí nội thất.
- Giữ không gian sạch sẽ và thoáng mát: Sử dụng đèn đốt nến thơm giúp tránh tình trạng nến tan chảy nhanh chóng và tạo ra khói. Không còn cần phải lo lắng về việc vệ sinh lọ nến sau mỗi lần sử dụng, không gian sẽ luôn duy trì sạch sẽ và thoáng mát.
- Tiện lợi và dễ sử dụng: Đèn đốt nến thơm rất đơn giản và tiện lợi trong việc sử dụng. Bạn chỉ cần bật đèn, và nến sẽ tỏa ra hương thơm tự động. Điều này đặc biệt thuận lợi cho những người có thể cảm thấy khó khăn khi sử dụng bật lửa.
- Tiết kiệm chi phí: Đèn đốt nến thơm giúp kiểm soát nhiệt độ và độ cháy của nến, làm cho nến tan chảy chậm hơn và kéo dài tuổi thọ của nến. Điều này có nghĩa là bạn cần thay nến thơm ít hơn và tiết kiệm được chi phí.
Những lưu ý khi sử dụng đèn đốt nến thơm:
- Tránh để các vật dễ bắt lửa gần đèn đốt nến thơm. Mặc dù đèn này không dễ bắt cháy như bật lửa, nhưng sức nóng có thể gây cháy các vật liệu nhẹ như giấy. Luôn đặt đèn đốt nến thơm trên bề mặt không dễ cháy và tránh để các vật dễ bắt lửa lên lồng đèn.
- Bảo quản đèn ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo. Để đảm bảo rằng đèn đốt nến thơm luôn hoạt động tốt, hãy bảo quản nó ở nơi khô ráo và tránh tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm.
- Khi nến đã chảy ra một lượng sáp đủ, hãy đổ bớt phần sáp nến trên bề mặt. Điều này giúp nến tiếp tục tỏa hương thơm và cháy đều trên bề mặt mà không bị nến thừa làm cản trở.