Khi bạn yêu thích mùi hương, có thói quen sử dụng những lọ nến thơm để tạo không khí ngọt ngào ấm cúng trong không gian của mình. Sẽ không tránh khỏi những lúc quan ngại về sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm thương hiệu mà bạn mua. Chính vì vậy, cách tốt nhất để khắc phục những lo ngại này chính là tự tay làm nến thơm cho riêng mình. Đây cũng là một ý tưởng quà tặng độc đáo dành cho người thân yêu.
Nếu chưa từng thử, có lẽ bạn đang tự đặt câu hỏi: “Vậy nên bắt đầu từ đâu?” Đừng lo lắng, bởi vì trong bài viết này, Tinh Dầu Mangala sẽ giới thiệu cho bạn các nguyên liệu cơ bản để làm nến thơm, nơi mua nguyên liệu làm nến thơm Đà Nẵng và đặc biệt là công thức cho những người mới bắt đầu.
Những nguyên liệu cần thiết để làm nến thơm:
Một chiếc nến thơm cao cấp hoàn hảo không chỉ đẹp về hình thức mà còn mang trong nó một mùi thơm dịu dàng, thư giãn. Chất lượng của nến thơm này không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng của người thợ lành nghề mà còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu làm nến thơm. Hầu hết các loại nến thơm trên thị trường thường được tạo ra từ các nguyên liệu cơ bản như sau:
Sáp làm nến:
- Sáp đậu nành: Sáp đậu nành được chiết xuất từ hạt đậu nành và là một lựa chọn an toàn và thân thiện với môi trường. Đây là loại sáp không có mùi khó chịu hoặc gây kích ứng da cho người sử dụng. Sáp đậu nành có nhiều đặc điểm ưu việt như mùi dễ chịu, không tạo khói đen, có khả năng giữ tinh dầu tốt và đặc biệt là có độ kết dính cao, bám vào thành ly rất tốt. Giá thành của sáp đậu nành dao động từ 150.000đ đến 250.000đ/kg tùy vào chất lượng.
- Sáp paraffin: Sáp paraffin là loại sáp phổ biến nhất trong ngành công nghiệp làm nến bởi rất dễ tìm mua cùng với giá thành rẻ. Được biết đến với màu trắng và không mùi, sáp paraffin có thể pha cùng với các chất tạo màu khác để tạo ra các loại nến đầy màu sắc hấp dẫn. Tuy nhiên, sáp paraffin có thời gian cháy ngắn, ngọn lửa lớn và có khói đen, do đó không phải lựa chọn tốt khi làm nến thơm. Giá thành của sáp paraffin thường thấp hơn các dòng nguyên liệu sáp khác, không quá 100.000đ/kg.
- Sáp tổ ong: Sáp tổ ong được trích xuất trực tiếp từ tổ ong sau khi lấy mật. Đây là loại sáp có nguồn gốc tự nhiên, mặc dù mùi thơm của nó không dễ chịu bằng sáp đậu nành, nhưng khi đốt thời gian sẽ kéo dài hơn. Sáp tổ ong có giá thành cao hơn sáp paraffin và rẻ hơn sáp đậu nành, thường rơi vào khoảng 100.000đ đến 150.000đ/kg.
- Sáp gel: Sáp gel là sản phẩm của dầu khoáng, không có mùi và trong suốt. Loại sáp này thường được sử dụng để làm nến dạng ly hoặc cốc và có thời gian cháy lâu hơn so với sáp paraffin. Sáp gel trong suốt thường được ưa chuộng để tạo nên các cốc nến đẹp mắt được trang trí cùng với hoa, trái cây, vỏ ốc… bởi khi khô lại thì chất sáp sẽ trong veo chứ không biến thành màu trắng đục như loại sáp khác.
Bấc nến:
Bấc nến là một thành phần không thể thiếu trong quá trình làm nến thơm, vì nó đảm bảo sự cháy ổn định của nến bằng cách hút hỗn hợp sáp và tinh dầu thơm lên và sử dụng như một chất dẫn để duy trì ngọn lửa. Hiện nay, có hai loại bấc thông dụng được sử dụng trong ngành làm nến:
- Bấc cotton: Bấc cotton có dạng sợi truyền thống và được ưa chuộng vì nó dễ bén lửa, tạo ngọn lửa cháy đẹp và ổn định hơn so với bấc gỗ. Nhờ vào đặc điểm này làm cho bấc cotton thường được sử dụng trong nến trụ và nến tạo hình. Bấc cotton có giá thành phải chăng, dao động từ 10.000đ đến 30.000đ cho mỗi 10 gram, là một lựa chọn tiết kiệm cho những người mới bắt đầu làm nến.
- Bấc gỗ: Bấc gỗ có dạng thanh gỗ mỏng và có một đặc điểm độc đáo là khi cháy, nó phát ra âm thanh lách tách, tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người sử dụng. Bấc gỗ không tạo khói khi đốt, và nó dễ dàng đứng thẳng mà không cần phải giữ khi đổ nến, đặc biệt thường được ứng dụng vào làm ly cốc nến thơm cao cấp. Tuy nhiên, bấc gỗ thường có giá đắt hơn so với bấc cotton do các ưu điểm độc đáo của nó.
Tinh dầu thơm theo sở thích:
Tinh dầu là một trong những thành phần quan trọng nhất, tạo nên mùi hương riêng và điểm nhấn trong quá trình làm nến thơm. Chúng là những hợp chất thơm dễ bay hơi, được chiết xuất từ thiên nhiên như lá, thân, hoa, vỏ, rễ, và lá cây. Tinh dầu tạo ra mùi hương đa dạng và độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự hấp dẫn và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng nến thơm. Ngoài ra, một số loại tinh dầu thơm đặc trưng còn có tác dụng hỗ trợ trị cơn nhức đầu, giải độc cơ thể, giảm stress…
Các loại tinh dầu phổ biến khi làm nến thơm bao gồm:
- Tinh dầu hoa lài: Tinh dầu hoa lài mang trong mình một mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết, và thường được sử dụng để tạo ra sự thư giãn và làm dịu tâm hồn.
- Tinh dầu loa oải hương: Tinh dầu loa oải hương thường được biết đến với khả năng giúp giảm căng thẳng và tạo một không gian thơm mát, sảng khoái.
- Tinh dầu hoa hồng: Với mùi hương ngọt ngào và quyến rũ, tinh dầu hoa hồng có khả năng tạo nên một không gian lãng mạn và thư giãn.
- Tinh dầu ngọc lan tây: Tinh dầu này mang mùi thơm ngọt ngào, tươi mát và thường được ưa chuộng để tạo cảm giác tinh khiết và sảng khoái trong không gian. Còn có tác dụng đặc biệt cho những khoảnh khắc thăng hoa vào mỗi dịp kỉ niệm quan trọng của các cặp đôi.
- Tinh dầu đàn hương: Mùi hương đàn hương thường được coi là tinh khiết và thư thái, xen lẫn một chút ấm áp. Khiến cho không gian thêm ấm áp, thư giãn, thoải mái.
- Tinh dầu cà phê: Với hương thơm đặc trưng của cà phê, tinh dầu này thường được sử dụng để tạo sự tỉnh táo và sảng khoái. Không ai có thể từ chối hương thơm của cà phê sau một ngày dài làm việc mệt mỏi cũng như khởi động ngày mới.
- Tinh dầu quế: Mùi hương ấm áp và mạnh mẽ của tinh dầu quế thường được sử dụng để tạo cảm giác ấm cúng, khử mùi hôi, ẩm thấp trong không gian sống.
- Tinh dầu trà xanh: Tinh dầu trà xanh mang mùi thơm tươi mát và trong lành của trà xanh, rất thích hợp để sử dụng vào những đêm hè cho không khí thêm dễ chịu.
- Tinh dầu chanh sả: Mùi hương tươi mát và kích thích của tinh dầu chanh sả thường được sử dụng để tạo sự tỉnh táo và sảng khoái. Một tác dụng thường thấy hơn đó là để khử mùi ẩm, mùi hôi khó chịu cũng như đuổi côn trùng trong không gian sống.
Những loại tinh dầu này không chỉ tạo ra mùi thơm đặc trưng cho từng loại nến thơm mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe lẫn tinh thần của bạn, từ việc giảm căng thẳng đến sự thư giãn và giải độc cho cơ thể.
Dụng cụ cần thiết để tự làm nến thơm tại nhà:
Cốc đựng nến:
Cốc đựng nến là một phần quan trọng trong quá trình làm nến thơm. Để đảm bảo nến thơm được sử dụng lâu dài và an toàn, bạn nên chọn các loại cốc có chất liệu chịu nhiệt tốt như thủy tinh, sứ, thiếc, hoặc các chất liệu tương tự. Cốc cần có độ dày vừa phải để khi sáp nóng vào, không bị vỡ hoặc nứt. Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng nến thơm.
Ngoài chất liệu, tính thẩm mỹ cũng là một yếu tố quan trọng. Cốc đựng nến thơm nên có thiết kế đặc trưng, phù hợp với sở thích và gu thẩm mỹ để tạo điểm nhấn cho không gian của bạn. Hơn nữa, cốc nên có nắp bọc để giảm thiểu tình trạng bụi bám và giữ mùi ở lớp trên nến tránh bị bay khá nhanh.
Lưu ý không sử dụng các loại cốc bằng nhựa, gốm chưa tráng men hoặc các loại ly dùng để uống rượu khi làm nến thơm, vì chúng có thể bị nứt hoặc gây ra các vấn đề an toàn.
Dụng cụ hỗ trợ làm nến thơm:
Bên cạnh cốc đựng nến, không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Những dụng cụ này càng phải được chọn lựa bằng các nguyên liệu kĩ càng để đảm bảo độ tinh khiết của nến bởi phải trải qua quá trình tác động nhiệt.
- Nồi đun hoặc lò vi sóng: Để đun sáp nến cùng tinh dầu.
- Ca đun: Để đựng sáp và tinh dầu trước khi đun.
- Nhiệt kế: Để kiểm tra nhiệt độ của sáp và tinh dầu trong quá trình làm nến, đảm bảo thành phẩm cho ra có độ nóng chảy hoàn hảo.
- Keo dán hoặc miếng dán bấc: Để gắn bấc nến vào đáy cốc một cách chắc chắn.
- Que khuấy hoặc đũa: Để khuấy đều sáp và tinh dầu.
- Ống bóp chiết tinh dầu có vạch ml: Để đo lượng tinh dầu cần sử dụng một cách chính xác.
Cách làm nến thơm handmade cơ bản:
Nguyên liệu làm nến thơm Đà Nẵng – Chuẩn bị:
- Khoảng 100 gram sáp nến (bạn có thể lựa chọn sáp đậu nành, sáp tổ ong, hoặc sáp paraffin theo sở thích).
- Khoảng 2-5 ml tinh dầu thơm theo sở thích (ví dụ: tinh dầu cam, tinh dầu sả chanh, vv.).
- Tầm 25ml dầu mè.
- Bấc nến bằng gỗ hoặc bông
- Cốc đựng nến theo ý thích
- Dụng cụ nấu sáp nến như nồi đun, ca đổ nến, nhiệt kế, vv.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gắn cố định bấc nến vào trung tâm của cốc đựng nến thơm. Bạn có thể sử dụng keo để giữ bấc nến ở vị trí tạo nến.
- Bước 2: Đặt 100 gram sáp nến vào cốc và sau đó thêm vào 25ml dầu mè. Hãy khuấy đều cho đến khi cả hai thành phần hoà quyện vào nhau.
- Bước 3: Đun hỗn hợp trên bếp và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho sáp tan chảy. Mỗi loại sáp sẽ có nhiệt độ tan chảy khác nhau, vì vậy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của sáp.
- Bước 4: Sau khi sáp tan chảy hoàn toàn, hòa 2-5 ml tinh dầu thơm vào hỗn hợp sáp nến. Khuấy đều để đảm bảo tinh dầu được pha trộn đều trong hỗn hợp.
- Bước 5: Đổ từ từ hỗn hợp sáp nến và tinh dầu vào cốc đựng nến thơm. Hãy chờ đợi cho đến khi hỗn hợp chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn.
- Bước 6: Cắt bấc nến ở một độ dài nhất định, thường là dưới 1cm, để đảm bảo an toàn khi bạn đốt nến.
Ngoài cách làm nến thơm cơ bản này, nếu bạn muốn khám phá thêm về các kỹ thuật và cách làm nến thơm đa dạng và đẹp mắt, bạn có thể tham gia các workshop làm nến thơm để học hỏi thêm về quy trình và kỹ thuật từ các chuyên gia. Những buổi workshop này được tổ chức thường xuyên và dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng xã hội.