Tinh Dầu Tràm là loại tinh dầu thiên nhiên có nhiều lợi ích và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Dầu tràm gần như loại dầu không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình nhất là nhà có trẻ em và người lớn tuổi. Vậy những tác dụng của Tinh Dầu Tràm bạn đã biết đầy đủ chưa? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết cùng Tinh Dầu Thiên Nhiên Mangala:
Tinh Dầu Tràm là gì?
Đặc điểm nguồn nguyên liệu:
Dầu Tràm là một loại tinh dầu được trích chiết từ cây Tràm Gió có tên tiếng Anh là Cajeput Esential Oil. Cây có chiều cao lên đến 35m, thân vỏ cây màu bạc, hoa có hai màu xanh lá và trắng. Cây có nhiều ở khu vực các nước Đông Nam Á và rải rác ở các vùng miền trung Việt Nam. Khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình là những nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để cây tràm phát triển tốt và cho tinh dầu Tràm chất lượng.
Tinh Dầu Tràm được trích chiết lấy từ cây Tràm Gió bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước chủ yếu từ nguyên liệu lá cây.
Tinh Dầu Tràm màu gì?
- Tinh Dầu Tràm có dạng lỏng trong suốt màu vàng ngả qua xanh. Tinh Dầu Tràm không tan và nhẹ hơn nước.
- Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, trong đó hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol, Cineol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Hai thành phần chính này lại có tính sát và kháng khuẩn mạnh nên được ứng dụng nhiều trong sức khỏe.
Tác dụng của Tinh Dầu Tràm:
Nhiều công dụng và ứng dụng Tinh Dầu Tràm cho sức khỏe đã truyền miệng và sử dụng nhiều trong cuộc sống. Cách dân gian từ xưa tuy chưa dựa trên cơ sở khoa học nhưng khá đúng và hiệu quả. Ngày nay, đã có nhiều nghiên cứu về hai thành phần chính là Cineol và α-Terpineol trong tinh dầu tràm về tính kháng diệt khuẩn. Gần đây nghiên cứu của Viện Pasteur TP.HCM sử dụng chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng ức chế được loại virus cúm H5N1 và tiếp tục nghiên cứu tính ức chế virus H1N1 của chất này.
Mới đây nhất, trong đợt dịch Covid 19 nhiều lời khuyên từ các trung tâm y tế Nhà Nước về việc dùng tinh dầu tràm để hạn chế và phòng chống virus Corona. Nhờ tính kháng khuẩn và chống nhiễm trùng cao mà Tinh Dầu Tràm có rất nhiều lợi ích và công dụng cho sức khỏe.
Công dụng Tinh Dầu Tràm nhiều mặt cho cuộc sống chúng ta lần lượt tìm hiểu ở nội dung bên dưới:
Công dụng Tinh Dầu Tràm hỗ trợ bệnh đường hô hấp:
Tác dụng dầu Tràm trị ho:
Tinh dầu Tràm hỗ trợ tốt để điều trị và làm giảm các cơn ho trong thời tiết giao mùa. Tinh dầu Tràm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giữ ấm cơ thể và phòng chống ho cho mọi người. Những gia đình có người già và trẻ nhỏ bạn nên mua sẵn dầu tràm trong nhà để phòng sử dụng khi thời tiết giao mùa.
Xông tinh dầu bằng máy khuyếch tán hoặc đèn xông giúp không gian sống trong sạch, lành mạnh phòng tránh các cơn ho từ các chứng cảm cho người thân gia đình.
Tránh gió, chống cảm lạnh:
Dầu tràm có tính ấm dùng để tránh gió, chống cảm lạnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào nước ấm mỗi lúc tắm để phòng cảm lạnh cho trẻ. Sau khi tắm và lau khô, bôi một ít dầu tràm lên áo quần và khăn quàng cho trẻ nhỏ. Thoa dầu tràm thường xuyên vào lòng bàn tay, chân chó bé để tránh gió và cảm lạnh để giữ ấm cho trẻ vào thời tiết trời lạnh và mùa đông.
Đối với người lớn tuổi, thoa một vài giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, bàn chân hay sau các huyệt dái tai. Tại đây tập trung các huyệt đạo và dễ ứ đọng huyết, khí độc trên cơ thể. Vào thời tiết chuyển mùa lạnh, nhỏ trực tiếp vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để ấm để giúp cơ thể ấm lên, lưu thông kinh mạch, khí huyết trong cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng cần tránh tránh để tinh dầu tràm dính vào mắt sẽ làm mắt bạn bị cay, rất khó chịu.
Tinh dầu tràm giúp giải cảm, nghẹt mũi
Các chứng nghẹt mũi, viêm phế quản do cảm lạnh và cảm cúm sẽ được thuyên giảm khi bạn dùng tinh dầu tràm.
Xoa tinh dầu tràm nước lên lồng ngực trước khi ngủ. Dầu giữ ấm và lan tỏa toàn bộ cơ thể, hỗ trợ chứng viêm phế quản tắc nghẽn. Bạn có thể dùng dầu tràm dạng đặc (cao tràm) để tiết kiệm và dễ sử dụng. Thoa dầu tràm lên gối hoặc thoa lên áo để hít mùi trong khi ngủ. Điều này rất tốt cho bạn đang bị cảm lạnh, nghẹt mũi vào ban đêm và hiệu quả thông mũi, giảm triệu chứng cảm rõ rệt vào sáng hôm sau.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Cao Dầu Tràm tại đây
Dầu Tràm có tác dụng gì trong sát trùng, điều trị vết thương:
Sát khuẩn, chống nấm, khử trùng:
Tinh Dầu Tràm nhờ có tính kháng khuẩn cao nên sẽ tốt để điều trị các vết thương lỡ loét, mụn nhọt. khi bị các vết thương hở, bạn có thể pha loãng dầu tràm và cho trực tiếp vào vết thương hở hỗ trợ mau lành, kể cả các vết thương do muỗi và côn trùng cắn đốt. Dầu tràm được xem như loại kháng sinh mà không có bất cứ tác dụng phụ nào.
Hỗ trợ giảm các cơn đau cơ, xương:
Thoa dầu tràm tại chỗ sưng bầm tím hay các chấn thương cơ do va chạm trong khi tập luyện thể thao. Xoa bóp và massage dầu tràm quanh chỗ bầm tím sẽ giảm sưng đau nhanh chóng. Dầu tràm cũng rất tốt cho các chỗ đau xương và cách sử dụng cũng giống như các chỗ đau cơ.
Tinh Dầu Tràm có tác dụng gì đuổi muỗi, côn trùng:
Muỗi và côn trùng rất nhạy với một số mùi thơm đặc biệt là mùi thơm của một số tinh dầu thiên nhiên. Các mùi thơm của tinh dầu sả, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu khuynh diệp…là khắc tinh của muỗi. Hương của tinh dầu tràm tuy rất thơm nhưng lại là mùi khiến muỗi không muốn đến gần. Thoa tinh dầu tràm quanh cơ thể để phòng ngừa muỗi đốt và đây cũng là cách phòng chống muỗi khi bạn ở ngoài vườn hoặc đi vào rừng, cắm trại.
Ngoài ra, do tính kháng khuẩn và tiệt trùng tốt của dầu tràm nên không những phòng tránh muỗi. Thoa tinh dầu tràm còn giúp điều trị vết thương muỗi đốt mau lành và chống viêm sưng hiệu quả.
Hiện tại, các loại lotion hay thuốc chống muỗi thương mại thường sử dụng hoạt chất DEET, một loại hóa chất có tính diệt muỗi cao nhưng chứa nhiều nguy cơ độc hại cho cơ thể nếu dùng thường xuyên. Liệu pháp chống muỗi thiên nhiên đang được yêu chuộng và ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn cao.
Xông đốt tinh dầu thường xuyên cùng máy xông khuyếch tán cũng giúp không gian gia đình sạch sẽ, thoáng đãng lại chống muỗi cao.
Tinh Dầu Tràm có tác dụng gì trong làm đẹp:
Công dụng Tinh Dầu Tràm trị gàu, rụng tóc:
Loại nấm men Pityrosporum ovale là một trong những nguyên nhân gây nấm trên da đầu. Nhiều nghiên cứu và đã ứng dụng sử dụng pha dầu tràm tỉ lệ 5% để gội đầu sẽ giúp giảm được gàu. Khi da đầu sạch, các nang tóc được phát triển từ đó chân tóc khỏe hơn và tóc suôn mượt, không bếch dính, giảm tình trạng gãy rụng.
Nhiều thí nghiệm cho thấy, sử dụng tinh dầu tràm 5% gội hàng ngày trong 4 tuần cải thiện rõ tình trạng gàu và gãy rụng tóc.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng:
Tình trạng thức ăn bám lâu lâu ngày và các mẫn bám không được vệ sinh, vi khuẩn sinh sôi là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Đây cũng là nguyên nhân của chứng viêm nướu, hôi miệng. Đẻ hỗ trợ và làm giảm nhanh các cơn đau do viêm này, bạn cần đến sự hỗ trợ của loại tinh dầu này. Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào miếng bông gòn, cho vào vùng răng bị sâu và ngậm chặt. Các hoạt chất kháng khuẩn có trong dầu ức chế vi khuẩn gây sâu răng. Từ đó giảm đau sưng răng và bớt tình trạng hôi miệng.
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày, bạn cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng 2 lần sáng tối trong ngày để phòng tình trạng gây viêm, sâu răng và tránh tình trạng hôi miệng.
Không nên nuốt dầu tràm nguyên chất vì nó có thể gây ngộ độc.
Chữa bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là căn bệnh mãn tính và khó chữa trị. Căn bệnh ngoài da này gây khó chịu và lắm phiền phức cho người bệnh với chứng đau rát. Do trong tinh dầu tràm có các hợp chất kháng viêm, chống vi trùng nên có thể hỗ trợ giảm được các triệu chứng khó chịu của bệnh này gây ra.
Trong thời điểm bùng phát của dịch bệnh, nhỏ từ 8–10 giọt dầu tràm với hai muỗng canh dầu dừa. Khuấy trộn đều hỗn hợp và thoa lên vùng bị da bị bệnh từ 2-3 lần mỗi ngày sẽ thấy êm dịu cho da, giảm bớt tình trạng đau nhức.
Công dụng Tinh Dầu Tràm chăm sóc da:
Mụn gây ra do vi khuẩn sinh sôi phát triển và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Để giảm các nốt sưng và vết thâm do mụn, bạn nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào đầu tăm bông và chấm lên nốt mụn. Đây được xem là bước sát khuẩn, làm sạch da và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Dầu tràm giúp làm xẹp các nốt sưng của loại mục bọc và tránh tình trạng mụn lây lan. Không những vậy, dùng tinh dầu tràm chấm trên nốt mụn còn làm vết mụn nhanh lành và giúp giảm vết bầm thâm trên da do mụn gây ra.
Tinh Dầu Tràm có tác dụng gì cho không gian:
Chính nhờ tính chống viêm, kháng khuẩn nên bạn dùng tinh dầu tràm xông đốt hàng ngày để thanh lọc không khí. Môi trường và không khí sạch tại nơi ở giúp giảm được bệnh tật do vi khuẩn và nấm mốc gây ra.
Các nhà trẻ, bệnh viện..cũng thường xông tinh dầu tràm để thanh lọc không khí, giảm hàm lượng đáng kể vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa tinh dầu tràm cũng có mùi hương thơm mát, dễ chịu nên không những xông để làm sạch không khí còn để tạo hương cho không gian.
Đã có nhiều lời khuyên từ các chuyên gia y tế về tác dụng của dầu tràm hữu ích cho phòng và điều trị bệnh Covid-19. Chấm một vài giọt tinh dầu tràm lên khẩu trang đeo hàng ngày để hỗ trợ, phòng chống virus Corona, hỗ trợ giảm tình trạng lây lan và nhiễm bệnh.
Tìm hiểu: Giá Tinh Dầu Tràm tại đây
Có nên dùng Tinh Dầu Tràm cho bé:
Tinh Dầu Tràm được khuyên dùng cho người lớn tuổi, bà mẹ mang thai và nhất là trẻ em. Lý do vì sao vậy? Như trên đã phân tích ở trên, tinh tràm như thần dược cho chăm sóc sức khỏe, giảm các bệnh do viêm nhiễm. Từ đó phòng chống và hỗ trợ nhiều bệnh nhiễm trùng hàng ngày.
Tinh dầu Tràm có tính nóng nhưng không cay, rát nên rất phù hợp và được khuyên dùng cho làn da trẻ em. Đặc biệt là loại dầu số 1 được khuyên dùng để bảo vệ cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi sử dụng Tinh Tràm cho trẻ nhỏ bạn cần cẩn thận không được dùng dầu tràm nguyên chất mà phải pha loãng tránh bỏng rát cho làn da mỏng manh của trẻ.
Các lưu ý khi dùng Tinh Dầu Tràm:
- Cũng như các tinh dầu thiên nhiên nguyên chất khác nhất là tinh dầu có tính nóng bạn cần cẩn thận với việc sử dụng loại nguyên chất. Khi cần sử dụng để thoa lên da, bạn cần pha loãng tinh dầu với các loại dầu nền: dầu dừa, dầu oiu, dầu hạnh nhân….
- Không nên uống trực tiếp tinh dầu tràm vào cơ thể dễ gây ngộ độc, Các khảo sát và nghiên cứu về tác dụng phụ của tinh dầu tràm có thể gây ra các triệu chứng: nôn mửa, ảo giác, hoang mang, buồn ngủ, đâu bụng …và mạnh hơn nữa có thể gây hôn mê.
- Tinh dầu tràm có thể dùng pha trộn với một số loại tinh dầu khác: quế, cây xô thơm, đinh hương, phong lữ, hoa oải hương, chanh…để phát huy thêm nhiều tác dụng khác.
Xem thêm: Cách sử dụng Tinh Dầu Tràm
Hi vọng qua bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi Tinh dầu Tràm có tác dụng gì? mà được nhiều người quan tâm và sử dụng nhiều đến vậy
Khi bạn cần nhu cầu tư vấn thêm về kiến thức sản phẩm và mua Tinh Dầu Tràm, vui lòng liên hệ thông tin sau:
Công ty TNHH Sản Xuất – Thưng Mại và Dịch Vụ Châu Thông
316 đường Ông Ích Khiêm, Tp Đà Nẵng
Hotline: 0931558228
Tham khảo: Địa chỉ uy tín mua tinh dầu Tràm tại Đà Nẵng