Sử dụng máy ép tinh dầu sả cần tuân thủ các nguyên tắc về nguồn điện, thời gian, nhiệt độ ép để đảm bảo máy hoạt động năng suất giúp thu được nhiều tinh dầu.
Tinh dầu sả là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhờ vào những công dụng tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, với các phương pháp chưng cất tinh dầu sả truyền thống sẽ không sản xuất đủ lượng tinh dầu này để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, vì thế máy ép tinh dầu sả đã ra đời.
Vậy máy ép tinh dầu sả có cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào? Khi sử dụng cần lưu ý gì? Hãy cùng Tinh dầu mangala đơn vị chuyên cung cấp tinh dầu thiên nhiên tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Tinh dầu sả là gì? Tác dụng tuyệt vời của tinh dầu sả
Tinh dầu sả là phần dầu nguyên chất được chiết xuất từ thân và lá của cây sả. Tinh dầu sả an toàn cho sức khỏe của người dùng, được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tinh dầu sả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
1. Tinh dầu sả hiệu quả để đuổi muỗi và côn trùng
Mùi hương đặc trưng của sả không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu cho căn phòng mà còn có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu thoa lên da hoặc cho vào máy khuếch tán sẽ xua đuổi được muỗi, côn trùng.
2. Sử dụng tinh dầu sả giúp thư giãn, giảm stress
Tinh dầu sả thường được sử dụng trong xông hơi, massage để giảm căng thẳng, giúp tinh thần thư thái, minh mẫn và đem đến năng lượng cũng như cảm giác hưng phấn.
3. Giảm đau nhanh chóng
Loại tinh dầu này được sử dụng như loại thuốc giảm đau tự nhiên hữu hiệu bằng cách thoa lượng nhỏ tinh dầu lên chỗ đau, vết bầm tím và xoa bóp nhẹ nhàng sẽ có công dụng giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả để hỗ trợ điều trị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
4. Giúp kháng khuẩn
Tinh dầu sả có đặc tính kháng khuẩn, giúp vết thương hở nhanh lành miệng. Khi bạn bị dị ứng, mẩn ngứa hãy thoa 2 – 3 giọt tinh dầu sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
II. Giới thiệu máy ép tinh dầu sả
Máy ép tinh dầu sả ra đời giúp sản xuất lượng lớn tinh dầu trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tinh dầu sả ngày càng rộng rãi của người tiêu dùng. Máy ép tinh dầu sả được chế tạo từ chất liệu inox 304, do đó sản phẩm có độ bền cao, khả năng chống gỉ tốt và dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.
Máy ép gồm 2 bộ phận hoạt động độc lập nhau, đó là phần thân máy và trục máy, trong đó phần thân chứa mô tơ còn trục chứa máy ép. Để ép tinh dầu sả, bạn chỉ cần khởi động mô tơ rồi cho nguyên liệu vào phễu ép.
Sản phẩm này có trọng lượng chỉ khoảng 45 kg, thiết kế gọn gàng nên dễ dàng di chuyển. Sản phẩm cho năng suất từ 60 – 90kg/giờ. Lưu ý: Cần sơ chế qua sả trước khi ép để máy hoạt động dễ dàng. Tinh dầu chủ yếu tập trung ở phần củ sả, do đó, bạn nên cắt bỏ phần lá rồi rửa sạch bùn đất, để khô.
Ngoài ra, hãy cắt củ sả thành nhiều đoạn ngắn và mỏng để dễ cho vào phễu ép. Miếng sả càng mỏng thì máy ép càng kiệt, lượng tinh dầu thu được cũng sẽ nhiều hơn.
Tham khảo thêm: Nên xông tinh dầu trong phòng ngủ có tốt hay không?
III. Những lỗi khi sử dụng máy ép tinh dầu sả
1. Lỗi kẹt máy ép
Đây là lỗi thường gặp nhất trong quá trình sử dụng máy ép tinh dầu sả. Nguyên nhân chủ yếu gây kẹt máy ép do vấn đề sơ chế sả trước khi cho vào máy vận hành. Nếu củ sả quá to sẽ khiến trục ép không ép kỹ đồng thời nguyên liệu đưa vào liên tục dẫn đến tình trạng kẹt máy. Để khắc phục lỗi này, bạn cần cắt khúc mỏng sả trong quá trình sơ chế.
2. Kẹt bã sả trong máy ép
Đối với lỗi này, bạn cần tắt máy để kiểm tra trục xoắn và đầu ra của máy xem nguyên nhân có phải do bã bị dồn lại quá nhiều hay không.
3. Mô tơ của máy ép không hoạt động
Mô tơ máy ép tinh dầu sả không hoạt động thường do nguồn điện vào máy không ổn định hoặc do máy chạy quá năng suất nên bị nóng. Trường hợp này bạn nên tạm ngừng ép để máy nghỉ ngơi một thời gian rồi mở lại. Nếu máy ép vẫn không hoạt động thì bạn có thể nhờ hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn.
Để hạn chế các lỗi trên khi sử dụng máy ép tinh dầu sả bạn nên lưu ý việc tuân thủ các nguyên tắc về nguồn điện, thời gian, nhiệt độ ép phù hợp với quy định của từng dòng sản phẩm. Ngoài ra, trong bước sơ chế nguyên liệu cần tránh để của sả quá to khiến quá trình ép gặp khó khăn đồng thời làm phễu nhanh bị hỏng.
Qua bài viết trên, Tinh dầu mangala đã chia sẻ với bạn cấu tạo và cơ chế hoạt động của máy ép tinh dầu sả. Hy vọng bạn sẽ có thêm các thông tin hữu ích để sử dụng máy ép tinh dầu hiệu quả nhất, cũng như tránh các lỗi thường gặp trong quá trình vận hành và đặc biệt có thể dễ dàng chiết suất tinh dầu sả nguyên chất.